Kinh doanh và phát triển: "Hành chính công Việt Nam hướng tới sáng tạo, hiệu quả, toàn diện"

(KDPT) – Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) là vấn đề diễn ra ở tất cả các quốc gia và được coi là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, là trọng tâm của công việc cải cách bộ máy nhà nước nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, thống nhất. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong CCTTHC là một khâu quan trọng nhằm thiết lập một nền hành chính năng động, trách nhiệm, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.

Thể hiện tính khoa học và nhân văn

CCTTHC là chủ trương đúng đắn, thiết thực được Đảng và Nhà nước đề ra, thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Trong đó, mục tiêu CCTTHC là: “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất năng lực đáp ứng được công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm công tác CCTTHC và đã có sự chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, toàn diện nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế – xã hội được đề ra; đồng thời từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.

Cải cách thủ tục hành chính phải thể hiện tính khoa học và nhân văn (Ảnh: minh họa)

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đã nhấn mạnh: “Hành chính là cái thiết kế ra đường đi để làm sao trong thời gian ngắn nhất với sức lực ít nhất chúng ta có thể giải quyết tốt nhất nhiệm vụ đặt ra.  Như vậy, hành chính là khoa học nên tiếp cận nó cũng phải trên tinh thần khoa học. Đó không chỉ ở các con số, cũng không phải thực hiện một lần, vì là khoa học nên không có điểm cuối cùng, phải thường xuyên nghiên cứu cải tiến nó, biến nó thực sự trở thành khoa học trong công tác quản lý.

CCTTHC là một chủ trương, công cuộc có tính đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nhà nước. Trong những năm gần đây, công tác CCTTHC của Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng. Hàng loạt thủ tục hành chính được rà soát, cắt giảm, việc công khai quy trình, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục tài chính đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng mối quan hệ giữa công dân và cơ quan hành chính. Từ đó, tư duy, thái độ, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức căn bản được thay đổi, thể hiện tính nhân văn trong tiến trình cải cách.

ng dụng CNTT phục vụ công tác CCTTHC

Ứng dụng CNTT đang từng bước hiện đại hóa nền hành chính công, đây là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định phát triển CNTT là một trong những giải pháp để hiện đại hóa nền hành chính và là công cụ quan trọng trong việc thực hiện CCTTHC.Trên cơ sở đó, hình thành hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ, góp phần nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng các phần mềm chấm điểm chỉ số CCTTHC nhằm hỗ trợ quản lý trong việc xây dựng bộ chỉ số đánh giá CCTTHC, thực hiện đánh giá, thẩm định và công bố kết quả đánh giá chỉ số CCTTHC của các cấp, các ngành. Điển hình có thể kể đến EFY Việt Nam với phần mềm chấm điểm chỉ số CCTTHC (EFY-ePARINDEX) giúp tin học hóa quy trình quản lý nghiệp vụ , đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng kết quả triển khai công tác CCTTHC hằng năm của các sở, ban ngành,  UBND  cấp huyện và UBND cấp xã. Trên cơ sở đó có thể so sánh, xếp hạng kết quả thực hiện CCTTHC hàng năm giữa các đơn vị, địa phương. Phần mềm nay giúp theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ CCTTHC và giúp đơn vị phát hiện những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện CCTTHC.

Mô hình đánh giá, chấm điểm CCHC các đơn vị cấp Sở, cấp Huyện của EFY

 

Mô hình đánh giá, chấm điểm CCHC các đơn vị cấp Xã của EFY

Phần mềm thuộc hệ sinh thái của chính công ty, vì vậy ngoài việc hỗ trợ công tác chấm điểm chỉ số CCTTHC, còn có tính liên kết, chia sẻ tích hợp với các ứng dụng khác. Ví dụ: ứng dụng dịch vụ công, một cửa điện tử, quản lý văn bản điều hành chia sẻ dữ liệu, tổng hợp dữ liệu có số liệu đánh giá và tài liệu kiểm chứng. Sản phẩm đạt danh hiệu Sao Khuê 2020 trong khối sản phẩm Chính phủ điện tử.

Việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác chấm điểm CCTTHC góp phần hiện đại hóa hành chính nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Với mong muốn tạo nên sự công bằng, minh bạch và hiệu quả, việc ứng dụng CNTT trong CCTTHC còn được xác định là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.

MINH HẠ – MAI HƯƠNG

Khách hàng tiêu biểu