TIN TỨC TỔNG HỢP

EFY Việt Nam tham dự Hội thảo danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trên thiết bị di động

Sáng này 25/9/2019, Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia tổ chức Hội thảo về danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trên thiết bị di động tại Toàn nhà Cục Tần số Vô tuyến điện với sự tham dự của gần 70 đại biểu từ các đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan, đơn vị ngoài, các Tổ chức chứng thực Chữ ký số, các bên phát triển ứng dụng, các ngân hàng, tập đoàn Bảo Việt và các Doanh nghiệp tiềm năng, hiệp hội…

 

Hình ảnh tại hội nghị


Tại Hội thảo, Vụ Khoa học Công nghệ đã có các bài phát biểu về Dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn áp dụng cho chữ ký số trên thiết bị di động, Chữ ký số trên thiết bị di động theo mô hình Mobile, Chữ ký số trên nển tảng điện toán đám mây và Q&A. Với bài phát biểu về Dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn áp dụng cho chữ ký số trên thiết bị di động Vụ KHCN một lần nữa đã nêu ra sự cần thiết và các căn cứ để đưa ra các tiêu chuẩn áp dụng cho chữ ký số trên thiết bị di động, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng thông tư này, đồng thời chỉ ra danh mục tiêu chuẩn và các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng.

Cũng tại hội thảo, đại diện từ Tổ chức Chứng thực chữ ký số - ông Vũ Mạnh Hùng – Giám đốc phòng Công nghệ 1 – Công ty Cổ phần Công nghệ Tin học EFY Việt Nam đã có phần thuyết trình được chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung trước toàn thể đại biểu của hội thảo.

Trong thời gian dài, các giao dịch điện tử cho người dùng chủ yếu được thực hiện trên máy tính để bàn (Destop) hoặc máy xách tay (Laptop) qua thiết bị USB Token, Smartcard…Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công nghệ phát triển, thiết bị di động (Smartphone) phát triển mạnh mẽ, trong khi đó Smartphone không hỗ trợ chuẩn ký truyền thống cho thiết bị USB Token hay Smartcard…dẫn đến việc ký số cũng hạn chế đối với người dùng.

Cùng với đó, nhu cầu xã hội, một số lĩnh vực đòi hỏi cần có giải pháp mới hỗ trợ, ví dụ: Chứng khoán, hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh cá thể… từ đây đòi hỏi cấp thiết phải tìm ra giải pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu người dùng và xu thế. Hiện nay, có một số giải pháp trên thế giới đang áp dụng: Smart-ID, Remote Signing, Smart-ID cần thêm thời gian để hoàn thiện. Trong khi đó, giải pháp Remote Signing cơ bản phù hợp.

Hội thảo đã trình bày và thảo luận chi tiết giải pháp Remote Signning. Mô hình này đã có đầy đủ các tiêu chuẩn áp dụng và được cộng đồng Châu Âu sử dụng. Vậy “Remote Signing” là gì? Là việc xử lý ký số trên máy chủ được thực hiện từ xa, có khả năng tích hợp với mọi ứng dụng, bảo mật, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Trước khi ký số, hệ thống yêu cầu xác thực định danh chủ thể.
 

 

Ông Vũ Mạnh Hùng – Giám đốc phòng Công nghệ 1 - phát biểu tại hội thảo


Trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới, khoa học và công nghệ luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất, đem lại nhiều thuận tiện, lợi ích thiết thực cho mọi đối tượng.

Hy vọng rằng trong tương lai, khoa học-công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất. Phấn đấu đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.

YenPTH

Khách hàng tiêu biểu